Chứng bệnh huyết áp cao là căn bệnh khá phổ biến ở rất nhiều người hiện nay, chắc hẳn đa phần mọi người đều đã nghe thấy căn bệnh này từ người nhà,
quen xung quanh chúng ta mắc phải bệnh này. Nhưng cao huyết áp là bao nhiêu vẫn
là một khái niệm rất trừu tượng mà không phải ai cũng biết. đa phần mọi người đều
khá mơ hồ huyết áp bao nhiêu là cao và có nguy hiểm gì hay không.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
![]() |
Sử dụng máy đo huyết áp |
Để có thể hiểu được chứng huyết áp cao là bao nhiêu,
đầu tiên chúng ta cần biết được huyết áp là gì. Trong thực tế, đây là áp lực của
máu tác động lên thành động mạch với nhiệm vụ đưa máu đi nuôi dưỡng các mô
trong cơ thể và được tạo ra do lực co bóp của tim cũng như lực cản của mạch
máu. Để có thể đo được huyết áp, người ta sử dụng một thiết bị chuyên dụng là
máy đo huyết áp. Hiện nay có khá nhiều loại, trong đó phổ thông nhất là máy cơ
học và điện tử. Khi đo huyết áp thường hiện lên hai trị số là tâm thu – huyết
áp tối đa và tâm trương- huyết áp tối thiểu. Vậy huyết áp bao nhiêu là cao? Ở
người bình thường, huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120mmHg và tâm trương nhỏ hơn
80mmHg. nếu như huyết áp tâm thu vượt trên 140mmHg, tâm trương trên 90mmHg đó
chính là bệnh huyết áp cao. Tuy vậy, để có thể biết được người đó có bị bệnh
huyết áp cao không, cần phải đo thường xuyên và liên tục. Không thể đo một lần
biết được chứng huyết áp cao là bao nhiêu đã vội mặc định họ mắc phải bệnh này.
Chứng huyết áp cao có nguy hiểm hay không?
Sau khi được đo và biết được huyết áp cao là bao
nhiêu, không ít người đã phát hiện ra bản thân cũng bị bệnh chứng huyết áp cao.
Nhưng vì thấy bản thân vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường lại không thấy có
triệu chứng gì khác thường nên họ thường khá thờ ơ và coi thường. Tuy vậy, bệnh
huyết áp cao không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Chỉ số huyết áp cao là bao
nhiêu sẽ phản ánh tình hình sức khỏe của người bệnh. Và khi huyết áp tâm thu và
tâm trương vượt lên quá cao sẽ đe dọa rất nhiều đến sức khỏe gây nên các tình
trạng tai biến động mạch não, nhồi máu cơ tim…vô cùng nguy hiểm, thậm chí là mất
mạng. Từ đó, tuyệt đối không được coi thường chứng huyết áp cao, ngay khi biết
mình mắc phải bệnh nên thăm khám và điều trị đúng phương pháp của bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét